1: Khái niệm phương pháp xây dựng bảng qui trình may là gì ?
Bảng qui trình may là bảng liệt kê tất cả các bước công việc cần thiết theo trình tự hợp lý nhất dẫn đến hoàn chỉnh một sản phẩm, các bước công việc tương ứng với từng cấp bậc thợ đảm nhiệm, thiết bị thực hiện và thời gian chế tạo.
2: Cơ sở để phân tích.
- Dựa vào sản phẩm mẫu: Khi phân tích mẫu, ta dựa vào sản phẩm mẫu để phân tích cụ thể các chi tiết của sản phẩm tránh tình trạng thiếu công đoạn.
- Dựa vào tài liệu kỹ thuật: Tài liệu là văn bản pháp lý trong quá trình sản xuất, vì vậy khi phân tich ta dựa vào tài liệu để phân tích chính xác hơn.
- Dựa vào kinh nghiệm chuyên môn: Trong quá trình phân tích sản phẩm, kinh nghiệm chuyên môn là rất quan trọng vì nó giúp xử lý công việc nhanh và chính xác.
3: Phương pháp xây dựng bản quy trình may.
- Phân tích các công đoạn: là phân tích nhỏ, trình tự các thao tác lắp ráp của sản phẩm để tiện cho việc phân chia công đoạn trong quá trình sản xuất.
- Xác định thời gian thực hiện các công đoạn: để tiện cho việc cân đối lao động trong chuyền, cũng như việc tính đơn giá cho mỗi công đoạn, kế hoạch của đơn hàng, thì việc xác định thời gian đòi hỏi phải chính xác cho nên ta phải thực hiện bấm giờ cho các công đoạn trong quy trình.
- Thiết bị và dụng cụ: phải ghi rõ thiết bị, dụng cụ cần thiết để thực hiện các công đoạn may, để tiện cho việc tính toán thiết bị cần dùng một cách cụ thể.
- Cấp bậc thợ: dựa vào độ phức tạp của công việc để xác dịnh cấp bậc thợ cho mỗi công đoạn, sau ghi rõ cấp bậc công việc thực hiện cho các công đoạn may trong bảng quy trình.
- Năng suất: thì xác định mức năng suất thực hiện trên mỗi công đoạn, từ đó tính năng suất đầu người và năng suất của tổ trong một ca làm việc.
4: Nguyên tắc phân tích sản phẩm:
- Phân tích sản phẩm đơn giản: phải phân tích chi tiết nào may trước, chi tiết nào may sau ( chi tiết nhỏ may trước, sau đó mới tiến hành lắp ráp thô, lắp ráp hoàn chỉnh). Khi phân tích thì phân tích tất cả các công đoạn may ra, viết qui trình may theo từng bộ phận như: cổ, túi, tay, viết phải đầy đủ, rõ ràng các công đoạn.
- Phân tích sản phẩm nhiều lớp: nếu sản phẩm có nhiều lớp phải ghi rõ từng lớp, như lớp chính, lớp lót. Khi phân tích sản phẩm thì phải ghi tất cả các công đoạn phục vụ cho việc hoàn tất sản phẩm, như cắt chỉ, kiểm hóa.
- Thời gian: thời gian của các công đoạn may được khảo sát từ thực tế bấm giờ. Thời gian được ghi vào bảng quy trình là thời gian trung bình của các lần khảo sát.
*Chú ý: khi viết quy trình may ta tách các công đoạn phụ và thợ ngồi máy ra, để tiện cho việc bố trí công đoạn được dể dàng hơn. Trừ trường hợp công đoạn phụ đó có liên quan đến công đoạn chính về mặt kỹ thuật thì ta mới ghép chung.
5: Nội dung bảng qui trình may.
STT: số thứ tự, viết theo số thứ tự của công đoạn trong quy trình may.
Công đoạn may: viết theo trình tự phân tích sản phẩm.
Cấp bậc công việc: tùy thuộc vào mức độ phức tạp của công đoạn may mà ta bố trí.
Thời gian của các công đoạn may: khảo sát từ thực tế bấm giờ.
Thiết bị, dụng cụ: căn cứ vào sản phẩm mẫu, tài liệu kỹ thuật, yêu cầu của khách hàng để thực hiện.
6: Một số ký hiệu công đoạn:
Link Download Tài Liệu Phương Pháp Xây Dựng Bảng Qui Trình May Và Quản Lý Chuyền May: https://mega.nz/file/vNxiiZJL#MmlqL3hw5p2RFd2ZYctOSibmjIoM_exah92s_gzEICA
Mật khẩu: haduytin2you