Lectra DiaminoMarker Báo Lỗi System clock has been set back

Bài này mình sẽ chia sẻ đến các bạn cách tự xử lý Lectra DiaminoMarker Báo Lỗi System clock has been set back.
Phần mềm Lectra các bạn đang làm việc bình thường, bỗng dưng 1 ngày mở phần mềm Lectra Modaris báo lỗi No available license found. như hình dưới:

Lectra DiaminoMarker Báo Lỗi System clock has been set back 1

Mở tiếp phần mềm Lectra DiaminoMarker lại nhận được thông báo lỗi System clock has been set back.

Lectra DiaminoMarker Báo Lỗi System clock has been set back 2

Lỗi này được hiển thị lên, có nghĩa ngày, tháng, năm trên máy tính của bạn đang sử dụng đã bị thay đổi.
Chính xác là ngày, tháng, năm trong BIOS của máy tính đã bị sai.
Nếu không phải do các bạn thay đổi ngày, tháng, năm trong BIOS hoặc trên Windows, nguyên nhân có thể là do Pin của CMOS đã bị hết hoặc gần hết.

Lúc này các bạn sẽ phải cần thay Pin CMOS trên bo mạch chủ của máy tính. Sau đó thiết lập ngày, tháng, năm trong BIOS lại cho đúng với thực tế.
Việc này đối với dân IT hoặc bạn nào rành về máy tính 1 tí là hoàn toàn có thể tự thực hiện được.
Nhưng đối với người không chuyên thì đúng quá khó khăn, để giúp mọi người có thể tự xử lý nếu gặp phải lỗi này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tự thay Pin CMOS trên bo mạch chủ của máy tính.

Pin CMOS là gì ?

  • CMOS là viết tắt của cụm từ Complementary Metal-Oxide-Semiconductor được định nghĩa là con chip được gắn trên các bo mạch chủ để lưu trữ các cài đặt BIOS/UEFI, chẳng hạn như thời gian, ngày tháng, và các thiết lập phần cứng khác..
  • Để duy trì được sự hoạt động của con chip này ngay cả khi không được cấp nguồn thì các nhà sản xuất sẽ dùng một viên Pin nhỏ để cung cấp điện năng cho chip CMOS.

Chức năng của Pin CMOS:

  • Duy trì thời gian và ngày, tháng, năm: Pin CMOS giúp giữ cho đồng hồ hệ thống (RTC – Real Time Clock) hoạt động, ngay cả khi máy tính không được bật. Điều này đảm bảo rằng thời gian và ngày tháng trên máy tính không bị mất đi khi tắt nguồn.
  • Lưu trữ cài đặt BIOS: Các cài đặt BIOS/UEFI như thứ tự khởi động, cấu hình phần cứng, và các tùy chọn bảo mật được lưu trữ trong bộ nhớ CMOS.

Tại sao cần thay pin CMOS ?

Pin CMOS sử dụng nguồn năng lượng rất ít (thường là pin CR2032) để duy trì dữ liệu trong bộ nhớ CMOS. Khi pin này hết, hệ thống có thể gặp vấn đề như:

  • Thời gian và ngày tháng bị sai hoặc bị reset về mặc định mỗi khi tắt máy.
  • Máy tính không thể lưu trữ hoặc giữ các cài đặt trong BIOS/UEFI, sẽ bị reset về mặc định mỗi khi tắt máy.
  • Có thể hiển thị thông báo lỗi khi khởi động như “CMOS checksum error” hoặc “CMOS battery failure”, “CMOS Read Error”, “ACPI BIOS Error”

Cách thay pin CMOS:

Trước tiên, bắt buộc các bạn phải Shutdown máy tính, rút nguồn điện.
Tháo vỏ bên hông của thùng máy tính để quan sát được bên trong.

Lectra DiaminoMarker Báo Lỗi System clock has been set back 3

Xác định vị trí của Pin CMOS trên bo mạch chủ: Trên máy tính bàn Pin CMOS thường rất dễ nhận biết, đa số sẽ có dạng khay + pin tròn như hình.

Lectra DiaminoMarker Báo Lỗi System clock has been set back 4

Sau khi đã xác định được vị trí của Pin CMOS trên bo mạch chủ, các bạn tháo Pin ra và kiểm tra Model Pin.

Lectra DiaminoMarker Báo Lỗi System clock has been set back 5

Mua 1 viên Pin mới giống như viên Pin vừa tháo trên bo mạch chủ, có thể khác hãng. Gắn Pin mới vào lại đúng y vị trí đó, chú ý đúng chiều bề mặt gắn Pin vào khay.
Bật nguồn máy tính, truy cập vào BIOS để tiến hành thiết lập lại thời gian, ngày, tháng, năm cho đúng với thực tế.
Để truy cập được vào BIOS, khi bật nguồn máy tính, tùy theo hãng của bo mạch chủ các bạn sử dụng mà phím truy cập sẽ khác nhau.

  • Trên máy tính dùng mainboard ASRock: Nhấn phím F2 để truy cập vào BIOS.
  • Trên máy tính dùng mainboard Abit: Nhấn phím DEL để truy cập vào BIOS.
  • Trên máy tính dùng mainboard ASUS: Nhấn một trong các phím F10, DEL hay Print để truy cập vào BIOS.
  • Trên máy tình dùng mainboard BFG: Nhấn phím DEL để vào Bios Setup Utility.
  • Trên máy tính dùng mainboard FREESCALE: Nhấn phím DEL để truy cập vào BIOS.
  • Trên máy tính dùng mainboard DFI: Sử dụng phím DEL.
  • Trên máy tính dùng mainboard ECS Elitegroup: Nhấn phím F1 hoặc phím DEL.
  • Trên máy tính dùng mainboard EVGA: Nhấn phím DEL để truy cập vào BIOS.
  • Trên máy tính dùng mainboard Foxconn: Nhấn phím DEL để truy cập vào BIOS.
  • Trên máy tính dùng mainboard GIGABYTE: Nhấn phím DEL để truy cập vào BIOS.
  • Trên máy tính dùng mainboard Intel: Nhấn phím F2 để truy cập vào BIOS.
  • Trên máy tính dùng mainboard JetWay: Để truy cập vào Bios Setup Utility, bạn nhấn phím DEL.
  • Trên máy tính dùng mainboard Mach Speed: Để truy cập vào BIOS bạn nhấn phím DEL.
  • Trên máy tính dùng mainboard MSI: Nhấn phím Phím DEL để truy cập BIOS.
  • Trên máy tính dùng mainboard PCChips: Nhấn phím F1 hoặc phím DEL để truy cập vào Bios Setup Utility.
  • Trên máy tính dùng mainboard SAPPHIRE: Nhấn phím DEL.
  • Trên máy tính dùng mainboard Shuttle: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Esc hoặc phím DEL sẽ giúp bạn truy cập vào BIOS nhanh nhất.

Tùy theo hãng của bo mạch chủ, giao diện của BIOS sẽ khác nhau, các bạn tìm chổ nào hiển thị thời gian, ngày, tháng, năm để chỉnh, sau đó bấm phím F10 trên bàn phím để lưu cài đặt lại.

Lectra DiaminoMarker Báo Lỗi System clock has been set back 6

Khi đã khởi động vào Windows, mở phần mềm Lectra Modaris và Lectra Diamino sẽ hoạt động trở lại bình thường, không còn báo lỗi System clock has been set back.

Chúc thành công !

5/5 - (2 bình chọn)

 Quảng Cáo Việt Tiến CAD  Quảng Cáo CongNgheMay

Bình Luận Bài Viết